Pages

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Những điều nên tránh trong bữa cơm tất niên

 
Từ bao đời nay, người dân Việt luôn có truyền thống làm lễ Tất Niên vào ngày cuối cùng của năm- 30 tháng Chạp (âm lịch). Đây là ngày mà mọi người con xa xứ được trở về quê hương, được cùng nhau quây quần vui vẻ bên mâm cơm chiều 30 Tết và ôn lại một năm cũ đã qua đi để cùng đón chào năm mới may mắn sắp đến.
 
Không chỉ vậy, đây cũng là ngày mà con cháu được tưởng nhớ, cảm tạ tới tổ tiên cầu mong một năm mới sẽ an lành, tài lộc.
 
 
 
Chính vì vậy, để tỏ lòng biết ơn, thành kính tới tổ tiên, ông bà và các vị thần linh, các gia đình cần chú ý khi làm lễ Tất Niên vào đêm 30 Tết như sau:
 
Lễ Tất Niên cần cúng vào buổi chiều – tối:
 
Mỗi dân tộc cũng như từng gia đình sẽ có những tập tục, thói quen và sở thích khác nhau nhưng Lễ cúng Tất Niên nên được tổ chức vào khoảng thời gian chiều hoặc tối của ngày 30 Tết là thích hợp nhất. Bởi đó là ngày cuối cùng của năm cũ, mọi công việc trong một năm chuẩn bị được khép lại để tiếp tục cho vòng tuần hoàn bước sang năm mới. Khi đó, nhà cửa đã sạch sẽ, được trang hoàng cẩn thẩn, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ. Tất cả mọi thứ đã hoàn thành để có một Lễ Tất Niên đầy đủ, sum vầy.
 
Ngày cuối cùng của năm rất có ý nghĩa, vì khi đó, các thành viên trong gia đình cùng nhau nhìn lại một năm cũ với nhiều thay đổi, thấy được những gì đã làm và cùng chúc cho nhau có một năm mới với nhiều điều tốt đẹp hơn.
 
Bởi vậy, khi làm Lễ Cúng Tất Niên thì cả gia đình ai ai cũng ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự và đặc biệt là có mặt đông đủ để “thưa chuyện” với các ông bà, tổ tiên. Nhưng không phải gia đình nào cũng  được đông đủ vì có những người con xa quê bận chuyện công việc chưa thể về nên cũng đành chấp nhận.
 
Lễ Cúng Tất Niên cần được chuẩn bị trước khi ăn cơm.
 
Theo phong tục của người Việt thì vào khoảng thời gian chiều và đầu giờ tối thì ông Công ông Táo chưa thể về với các gia đình được vì các ông đang bận dự buổi chầu trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng. Nhưng, mỗi gia đình vẫn phải chuẩn bị Lễ cúng Tất niên để trình báo với tổ tiên, ông bà tại gia đình mình.
 
Trước bữa cơm tất niên thì các gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng các đồ Cúng Tất Niên và có các bài . Sau đó, lúc khấn, các thành viên tụ họp lại đều phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng đứng trước bàn thờ  gia tiên trình báo. Người Việt có quan niệm rằng, nếu không cẩn thận trong lễ cúng thì năm mới gia chủ sẽ bị lục đục, không suôn sẻ.
 
Mâm cúng tất niên cần chu đáo, cẩn thận.
 
Mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S lại có những tập tục và truyền thống khác nhau, chính vì vậy nên các gia đình lại có cách bày biện mâm cơm Tất Niên khác nhau. Tuy nhiên, trong mâm cúng Tất Niên thì một số vật phẩm bắt buộc phải có theo truyền thống người Việt gồm: Mâm ngũ quả; bánh chưng; hoa tươi, trầu cau…. Trên bàn thờ gia tiên sẽ được gia chủ bày biện cẩn thận, trang nghiêm cùng các món ăn đặc sản của từng vùng miền
 
Cúng Tất Niên cần nghiêm túc, tránh đùa cợt.
 
Khi cúng tất niên, tránh nói cười đùa nghịch, đặc biệt không nói tục vì như vậy sẽ thể hiện sự không tôn trọng, bất kính.
 
Có nhiều quan niệm cho rằng, khi cúng Tất Niên khó tránh khỏi hồn ma lang thang trong lúc tổ tiên, ông bà quy tụ vì vậy người ta sẽ kiêng gọi tên trẻ em bởi nếu hồn ma nghe được tên trẻ có vía yếu sẽ làm hại trẻ.
 
Bữa Tất Niên cần có không khí vui vẻ, thoải mái.
 
Mỗi một năm có 365 ngày thì chỉ có duy nhất ngày 30 Tết đặc biệt nhất vì đó là thời điểm mọi gia đình được đoàn tụ, sum vầy bên mâm cơm, được gặp gỡ nhau sau một năm bươn trải vất vả với công việc ngoài xã hội. Và không phải, lúc nào gia đình cũng được đông đủ như ngày cuối năm này.
 
Năm cũ đi qua, có những thành công nhưng cũng có những thất bại, chính vì vậy, ai cũng mong muốn năm mới sắp đến này sẽ thành công hơn nữa, gạt đi muộn phiền, âu lo để cùng nhau cười nói vui vẻ trong thời khắc giao thoa chuyển mình của đất trời. Cả gia đình sum họp bên nhau kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, chúc nhau những điều tốt đẹp và đặc biệt tránh nhắc đến những chuyện buồn hay kiêng kị cãi nhau.
 
Tránh sự đổ vỡ
 
Quan niệm của người Việt rằng, trong thời khắc chuyển mình của năm cũ và chào đón năm mới này, người ta sẽ kiêng kỵ làm rơi vỡ bất cứ thứ gì. Vì đổ vỡ là biểu trưng cho sự chia ly, xui xẻo. Đặc biệt, tránh làm đổ dầu và rượu ra sàn nhà vì nó sẽ thu hút ma quỷ vào nhà cũng như mang những điều không tốt sẽ đến trong năm mới.
 
Xem thêm:
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc



 
------------------- ---------------------------

xem tử vi trọn đời, xem tu vi hang ngay, xem tử vi 2019, xem tu vi tron doi, tử vi hàng ngày, xem tử vi 12 con giáp, xem tử vi trọn đời miễn phí, tu vi phuong tay hang ngay,